Ngăn ngừa và chữa trị nẻ cho bé yêu như thế nào
Khi da con đã bị nẻ, các bà mẹ cần làm sạch nhẹ nhàng cho da bé rồi bôi lên đó một lớp kem nẻ giữ ẩm cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể sử dụng
các sản phẩm chứa cetafin để bôi lên da bé, tạo thành một lớp màng mỏng
ngăn da trẻ bị mất nước hoặc chọn những loại kem giữ ẩm dành riêng cho
trẻ em.
Theo bác sĩ, không ít bà mẹ trẻ khi con bị nẻ đã bôi các loại thuốc trị
viêm da có chứa corticoit lên da bé và thấy rất hữu dụng mà không biết
cách này không hề tốt. Các sản phẩm chứa corticoit bôi lâu ngày gây giãn
mạch, teo da, rất nguy hiểm với trẻ.
Ngoài ra, một số mẹ khác lại mách nhau mẹo pha thêm muối vào nước rửa
mặt hay nước tắm cho con cũng sẽ giúp da bé được mềm, đỡ nẻ vào mùa
đông. Tuy nhiên, theo bác sĩ, nước muối đúng là giúp giữ nước cho da,
làm da đỡ khô nhưng cũng có mặt không tốt là nó có thể sẽ tạo điều kiện
cho các vi trùng ưa môi trường kiềm (do muối tạo ra) trú ngụ và phát triển gây nhiễm trùng da.
Theo bác sĩ Trần Thị Thanh Nho, khoa Da liễu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, thời tiết lạnh, độ ẩm và nhiệt độ thấp khiến da bị mất nước, nứt nẻ. Làn da trẻ em rất mỏng manh và nhạy cảm nên càng dễ bị khô, nẻ hơn. Hơn nữa, khi bị nẻ, trẻ nhỏ thấy đau, rát, ngứa ngáy nên hay đưa tay sờ, gãi lên mặt khiến da càng bị tổn thương, thậm chí chảy máu.
Bác sĩ Nho cho biết, khi mùa đông tới, điều đầu tiên bố mẹ cần lưu ý là đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con thật tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp bé chống lại các loại virus luôn rình rập trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Để hạn chế việc da trẻ bị mất nước, cần đảm bảo cho bé uống đủ nước, ăn thêm các loại rau, quả.
Bởi vậy, bà Nho cho rằng, thỉnh thoảng các mẹ có thể rửa mặt hay tắm cho
con bằng nước muối nhưng nên pha thật loãng. Ngoài ra, khi rửa cho bé
cũng chỉ nên sử dụng nước hơi ấm, không nên dùng nước nóng bởi nhiệt độ
càng cao thì càng làm cho việc bay hơi nước nhanh khiến da khô hơn. Bạn cũng nên rút ngắn thời gian tắm cho trẻ và khi tắm xong có thể xoa ngay một lớp kem nẻ cho trẻ em lên da bé.
0 comments: